PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT INDOCHINE (PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG)

Trong những năm gần đây, phong cách thiết kế nội thất Indochine đã trở thành một xu hướng kiến trúc đậm chất Đông Dương xưa cũ bởi đây là một lối thiết kế mang vẻ đẹp giao thoa giữa nền văn hóa châu Âu cùng các đường nét hoài cổ của kiến trúc Đông Nam Á. Nó mang đến cho không gian một sự hoài niệm, thân quen của quá khứ mà không làm mất đi bản sắc dân tộc. Hãy cùng An Store tìm hiểu chi tiết về phong cách này trong bài viết sau đây nhé!

Phong cách nội thất Indochine là sự kết hợp hoàn hảo giữa nền kiến trúc Á - Âu
Phong cách nội thất Indochine là sự kết hợp hoàn hảo giữa nền kiến trúc Á – Âu

Phong cách Indochine (Đông Dương) là sự kết hợp và giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nó là những gì tinh túy nhất được chắt lọc từ lối kiến trúc tân cổ điển nước Pháp và nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Khởi nguồn từ kiến trúc – nội thất Pháp cổ, phong cách thiết kế Đông Dương dần dần được “nhiệt đới hóa” nhằm phù hợp với đặc trưng khí hậu của nước ta. Sử dụng chất liệu thuần Việt cùng các họa tiết, màu sắc được chế tác tỉ mỉ, phong cách Indochine mang đến những công trình kiến trúc độc đáo và được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Chắc chắn rằng bất kì ai khi tìm hiểu về phong cách nội thất này khi chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đều sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc và giản dị cùng những món đồ nội thất như phản, giường thay thế bàn, ghế mà vẫn giữ được những chi tiết mang bản sắc phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Thêm vào đó, các đường nét họa tiết đơn giản, mềm mại cùng màu sắc nhẹ nhàng và chất liệu bền bỉ, chắc chắn chính là những yếu tố giúp phong cách này trở thành xu hướng thiết kế nội thất tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Nguồn gốc ra đời của phong cách Indochine

Indochine có nguồn gốc từ tiếng Pháp với ý nghĩa là “Đông Dương” – một bán đảo thuộc khu vực Đông Nam Á. Bao gồm các quốc gia: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và một phần của Campuchia. Đây là khu vực thuộc quyền cai trị của Thực dân Pháp trong những năm 1839 – 1954. Trong suốt thời gian xâm lược các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “đồng hóa”. Áp đặt các thay đổi về chính trị và văn hóa đối với nước ta. Do đó, trong khoảng thời gian này, người Việt chịu ảnh hưởng của Pháp về nhiều mặt, từ ẩm thực, thời trang, tôn giáo cho đến kiến trúc. Cũng vào thời gian này, phong cách Indochine được kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard tiếp nhận và áp dụng vào kiến trúc Việt Nam.

Tuy nhiên, do vấp phải các yếu tố bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt mà các mẫu kiến trúc của người Pháp gặp nhiều bất cập. Thêm vào đó, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của thực dân Pháp cũng dần suy yếu.

Phong cách Indochine bắt nguồn từ thời kỳ Pháp thuộc
Phong cách Indochine bắt nguồn từ thời kỳ Pháp thuộc

Do đó, để đáp ứng thị hiếu người dùng, kiến trúc sư Emest Hébrard đã tìm ra phương án thiết kế thân thiện, gần gũi hơn với người dân Việt Nam. Theo đó, các công trình xây dựng không chỉ đơn thuần thiết kế theo phong cách Pháp mà còn khéo léo lồng ghép chất liệu, kiểu dáng, chi tiết mang đặc trưng văn hóa Việt. Từ đó, tạo ra phong cách thiết kế Indochine độc đáo, mới lạ, vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay.

Kiến trúc Indochine được thể hiện ở nhiều công trình trên khắp đất nước ta. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến: Nhà Hát lớn, Tòa thị chính Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao, Dinh độc lập, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nhà thờ Đức Bà,…..

Điểm nổi bật của phong cách nội thất Indochine

Màu sắc chủ đạo

Khi chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc mang phong cách thiết kế Đông Dương, các bạn dễ dàng nhận thấy màu sắc chủ đạo được sử dụng trong thiết kế là các gam màu trung tính như: trắng, vàng kem, vàng nhạt. Kết hợp cùng các màu sắc của các chất liệu của nội thất mang phong cách Indochine chủ yếu là tre, gỗ, gạch, mây,….tạo nên sự ấm áp cho không gian. Ngoài ra, một số công trình cũng sử dụng các gam màu nhiệt đới, ấm nóng như màu tím, đỏ hoặc cam.

Phong cách Indochine ưa chuộng gam màu trung tính
Các gam màu trung tính được ưa chuộng kết hợp với màu của nội thất gỗ

Chất liệu chính được sử dụng

Chất liệu gỗ

Gỗ là chất liệu hàng đầu cho những công trình thiết kế theo phong cách Đông Dương. Mỗi loại gỗ sẽ có đường vân, tuổi thọ, màu sắc cũng như độ bóng khác nhau. Phần lớn các chi tiết không gian bên trong nhà mang phong cách Indochine đều được làm từ gỗ ví du như: cửa, trần nhà, lát sàn, mái,…..

Chất liệu gỗ thường được sử dụng cho các công trình nội thất trong phong cách kiến trúc Đông Dương

Chất liệu tre

Cây tre là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam do đó nó trở thành chất liệu không thể thiếu để chế tác các món đồ nội thất Indochine. Nhờ khả năng chống mối mọt tốt, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt cao, tre được sử dụng để làm bàn ghế, vách cửa, màn cửa,….mang đến không gian quen thuộc với người Việt.

Chất liệu gạch nung, gạch bông

Ở những công trình mang phong cách Đông Dương, chúng ta dễ dàng bắt gặp những viên gạch bông kích thước nhỏ với hoa văn đa dạng được sử dụng để lát sàn nhà, lát tường, làm mái. Vật liệu này không chỉ đảm bảo độ bền mà còn giúp không gian tinh tế, sang trọng hơn. Đặc biệt, khi dùng gạch bông, gạch nung lót sàn, gia chủ có thể tạo điểm nhấn cho từng khu vực bằng cách bố trí gạch linh hoạt theo các mảng khối.

Chất liệu chính thường là gỗ, tre, nứa
Các loại gạch nung, gạch bông thường được sử dụng nhằm đảm bảo độ bền và vẻ đẹp thẩm mỹ.

Hoa văn, họa tiết truyền thống

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, không gian nội thất Indochine cũng chú trọng đến chiều sâu cũng như giá trị của các hoa văn, họa tiết trang trí. Bắt đầu từ thời Đông Sơn, các đường nét kỷ hà đơn giản được cách điệu từ hoa lá đã xuất hiện. Dần dần, các họa tiết được chú trọng và thể hiện tính nghệ thuật cao hơn. Đến thời An Nam, những hình ảnh họa tiết được cách điệu từ hình tĩnh vật, hình chữ nhật, hình kỷ hà,…..được ưa chuộng và trở thành đặc trưng của phong cách thiết kế Đông Dương.

  • Họa tiết hình chữ nhật: Được sử dụng và trang trí trong các Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ thường được dùng để làm tranh treo tường. Các đường nét đơn giản, được chồng lớp, đan xen mang đến nét kiến trúc độc đáo.
  • Họa tiết Kỷ Hà: Là các họa tiết mắc lưới hình thoi, họa tiết mắc lưới hình lục giác tương tự vảy trên mai rùa với độ ngắn – dài khác nhau. Các họa tiết này được ứng dụng trong đồ vật trang trí mang đến vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo.
  • Họa tiết tĩnh vật: Họa tiết tĩnh vật trong phong cách thiết kế Đông Dương bao gồm bát cửu và trái châu. Trong đó, bộ bát bửu bao gồm gươm, quạt, quả bầu, bút, đàn, quyển sách, cây sao,….Còn trái châu gồm hai con rồng cách điệu ở đậu mái cùng họa tiết trái châu.
  • Họa tiết hình thú: Họa tiết này sử dụng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt. Tuy nhiên, các họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Trong đó, họa tiết tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng được sử dụng nhiều nhất. Các họa tiết này được sử dụng để trang trí tường cũng như hoa văn trên gối, nệm, …
  • Các chi tiết tượng trưng cho thiên nhiên: Tương tự như các chi tiết thú vật, nội thất Indochine cũng ưa chuộng sử dụng các biểu tượng quốc hoa trong 4 mùa tùng, cúc, trúc, mai trong việc trang trí tường, trần nhà và tranh treo tường. Các họa tiết này đem lại sự tươi mát, thân thiện, tự nhiên cho toàn bộ không gian.
Vách CNC là họa tiết tiêu biểu, độc đáo
Cách sử dụng họa tiết Kỷ Hà độc đáo trong phong cách nội thất Indochine

Dùng đồ trang trí đặc trưng

Người Việt đặc biệt chú trọng vào tín ngưỡng thờ cúng. Do đó, việc trưng bày các đồ vật trong nhà phải mang ý nghĩa nhất định về mặt tinh thần hoặc tôn nghiêm. Trong phong cách thiết kế nội thất Indochine, các đồ dùng dưới đây được ưu tiên sử dụng làm vật trang trí.

  • Tượng phật: Phật giáo là tôn giáo được đa số người Việt thờ cúng, do đó việc trang trí tượng Phật trong nhà là điều gần như bắt buộc. Nó không chỉ cầu mong an lành, bình yên mà còn góp phần giúp không gian thêm phần sang trọng.
  • Tranh treo tường: Tranh vẽ được sử dụng trang trí trong phong cách nội thất Indochine thường được vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Bạn có thể treo trên tường những bức tranh vẽ mang biểu tượng truyền thống của Việt Nam như hình hoa sen, cô gái trong bộ áo dài, …
  • Con tiện: Đây là một chi tiết thường được sử dụng khi xây dựng phần lan can, cầu thang. Đặc biệt trong nội thất Đông Dương, người ta thường sử dụng con tiện bằng gỗ nhằm giúp hài hòa với chất liệu chủ đạo của không gian.
  • Vách ngăn: Ngoài có công dụng nhằm phân chia không gian, vách ngăn khi được thiết kế sáng tạo với các họa tiết, hình thù độc đáo cũng được sử dụng như một vật trang trí đặc trưng trong không gian nội thất Đông Dương.
  • Quạt trần: Các loại quạt trần thiết kế 4 cánh cổ điển theo kiểu Pháp cũng là một chi tiết không thể bỏ qua trong phong cách này. Theo đó, các loại quạt trần này thường có thêm phần đèn pha lê giúp tăng thêm phần trang trọng cho căn phòng.

 

Tranh sơn dầu được sử dụng để trang trí tạo điểm nhấn
Tranh vẽ sơn dầu được sử dụng để trang trí tạo điểm nhấn
Con tiện gỗ được sử dụng trong trang trí nội thất Indochine
Con tiện gỗ được sử dụng trong trang trí nội thất Indochine
Quạt trần tích hợp đèn pha lê tăng thêm sự trang trọng cho không gian
Quạt trần tích hợp đèn pha lê tăng thêm sự trang trọng cho không gian
Sử dụng các bức tượng Phật bằng gỗ trang trí cho không gian
Sử dụng các bức tượng Phật bằng gỗ làm vật trang trí
Có thể sáng tạo các họa tiết trên vách ngăn sử dụng làm vật trang trí
Có thể sáng tạo các họa tiết trên vách ngăn sử dụng như một vật trang trí

 

Cách sử dụng ánh sáng

Với các công trình thiết kế theo phong cách Indochine, yếu tố ánh sáng luôn được chú trọng và đầu tư. Theo đó, giải pháp chiếu sáng được lựa chọn bao gồm hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo.

Hệ thống chiếu sáng tự nhiên

Trong thiết kế kiến trúc, cửa là hệ thống đón ánh sáng tự nhiên chính cho toàn bộ công trình. Đặc trưng của hệ cửa phong cách Đông Dương là cấu tạo gồm 2 lớp. Trong đó, lớp ngoài là cửa sách đón gió, còn lớp trong là cửa lam gỗ, con tiện hoặc cửa kính với mục đích lấy sáng.

Ngoài ra, vách ngăn bao che cũng được đội ngũ kiến trúc sư tận dụng để lấy sáng cho không gian. Nội thất Indochine đặc trưng bởi các vách ngăn bằng lam gỗ với các họa tiết, hoa văn mang đậm đặc trưng văn hóa Việt Nam.

Giải pháp chiếu sáng nhân tạo

Khi một công trình không đủ yếu tố ánh sáng tự nhiên thì gia chủ cần tính toán đến việc kết hợp thêm các giải pháp chiếu sáng nhân tạo. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo cần đảm bảo yếu tố công năng và thẩm mỹ. Trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương, 3 hệ thống chiếu sáng phổ biến nhất gồm:

  • Chiếu sáng trang trí: Tăng hiệu ứng thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho không gian.
  • Chiếu sáng chung: Đảm bảo nguồn sáng đều cho toàn bộ không gian của ngôi nhà.
  • Chiếu sáng cục bộ: Thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp với từng không gian kiến trúc.

Bố trí, sắp xếp hợp lý

Trong phong cách thiết kế nội thất Indochine, việc bố trí sắp xếp đồ đạc nội thất ở các vị trí phù hợp là điều rât quản trong, tùy theo diện tích mà gia chủ sắp xếp các đồ vật sao cho phù hợp. Sofa là điểm nhấn chính cho không gian này, do đó, ghế sofa phải đủ lớn với kích thước căn phòng, tạo ra cảm giác thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên, tránh tập trung nội thất vào một góc vì nó sẽ tạo cảm giác chật chội, gò bó. Ngoài ra, khi bố trí phòng khách, tuyệt đối không nên “tham lam” quá nhiều chi tiết. Chỉ nên bố trí các vật dụng cần thiết để tạo sự thông thoáng cho căn phòng.

Không gian phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình, do đó cần đảm bảo sự yên tĩnh, thoải mái. Giường ngủ có kích thước phù hợp với diện tích phòng, ngoài ra, có thể bố trí thêm các món đồ khác như: bàn trang điểm, tủ quần áo, kệ quần áo,…..tránh trang trí quá rườm rà, chật chội.

Đối với phòng bếp, gia chủ nên bố trí thành 2 không gian. Gồm: không gian nấu nướng và khu vực bàn ăn. Có thể sử dụng vách ngăn để phân tách hai không gian này. Tuy nhiên, thiết kế nội thất phòng bếp phong cách Đông Dương cần ưu tiên sự tiện lợi, thoải mái, tối ưu hóa không gian sử dụng.

Qua bài viết trên, An Store hy vọng với những thông tin hữu ích được chia sẻ sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về phong cách thiết kế nội thất INDOCHINE (PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.